Tìm hiểu từ A đến Z về hệ sinh thái DeFi nổi bật hiện nay

Nếu bạn thắc mắc hệ sinh thái DeFi là gì? Hãy cùng tìm hiểu tường tận về nền tài chính phi tập trung này sau đây.

Hệ sinh thái DeFi có lẽ là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Đây là một nền tài chính phi tập trung và mở, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Đồng thời có thể thay đổi cách thức hoạt động của nền kinh tế toàn cầu. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu tất tần tật về mô hình DeFi để hiểu rõ hơn.

Hệ sinh thái DeFi là gì?

Hệ sinh thái mở DeFi (viết tắt Decentralized Finance) là một tập hợp các sản phẩm và dịch vụ thay thế cho các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm, trái phiếu, thị trường tiền tệ.

DeFi có nghĩa là nền tài chính phi tập trung hay còn gọi là tài chính mở. Một hệ thống độc đáo, cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ tài chính như vay, cho vay hay thực hiện các giao dịch khác mà không cần qua trung gian.

Cụ thể bạn sẽ tự do sử dụng các dịch vụ tài chính mà không bị giới hạn bởi những quy định, phí giao dịch hay rủi ro từ bên thứ ba.

Hiện tại, mô hình DeFi được xây dựng trên nền tảng của các blockchain công khai, đặc biệt là Ethereum, nơi các ứng dụng phi tập trung (dapps) được triển khai thông qua các hợp đồng thông minh (smart contracts).

Các ứng dụng DeFi có thể tương tác với nhau thông qua các giao thức chuẩn, tạo ra một hệ sinh thái liên kết và linh hoạt.

Người dùng có thể kết hợp các ứng dụng DeFi khác nhau để tạo ra những giải pháp tài chính cá nhân hoặc cho tổ chức.

Những ưu điểm của hệ sinh thái phi tập trung DeFi

Tiếp cận dễ dàng các dịch vụ tài chính

DeFi cho phép bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể sử dụng các dịch vụ như vay, cho vay, giao dịch, bảo hiểm. Hay tiết kiệm mà không cần phải thông qua các tổ chức truyền thống như ngân hàng hay công ty bảo hiểm.

Điều này giúp giảm bớt các rào cản và chi phí cho người dùng. Đặc biệt là những người không có tài khoản ngân hàng hay không có chứng minh thư.

Bạn có thể tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu mà không cần qua trung gian

Bạn có thể tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu mà không cần qua trung gian

Đảm bảo công bằng, sự minh bạch

Hệ sinh thái DeFi sử dụng blockchain để ghi lại và công bố tất cả các giao dịch cũng như hoạt động của hệ thống. Giúp người dùng có thể kiểm tra và xác minh mọi thông tin một cách dễ dàng.

DeFi cũng không phân biệt đối xử hay thao túng thị trường mà tuân theo các quy tắc được định sẵn bởi các hợp đồng thông minh. Do đó, người dùng sẽ không phải lo lắng về việc bị lừa đảo hay bị mất quyền lợi.

Tiềm năng phát triển toàn cầu

Nhờ tính linh hoạt và khả năng sáng tạo của DeFi đã thúc đẩy sự thay đổi trong lĩnh vực tài chính.

Nó giúp mọi người tự do chọn lựa và kết hợp các dịch vụ tài chính theo ý muốn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tùy ý kết hợp các sản phẩm và dịch vụ để tạo ra một lựa chọn tài chính cá nhân.

Hơn nữa, DeFi khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Với cơ chế giao thức mở cùng hợp đồng thông minh, các nhà phát triển có thể nhanh chóng tạo ra và triển khai các ứng dụng tài chính mới. Từ đó mở ra những ý tưởng mới, giúp cải tiến những ứng dụng hiện có.

Thêm vào đó, mô hình DeFi còn tạo ra những thị trường tài chính hoàn toàn mới. Các sản phẩm và dịch vụ mà trước đây không thể tồn tại trong hệ thống tài chính truyền thống bây giờ có thể cung cấp và tiếp cận dễ dàng thông qua DeFi. Mang lại nhiều cơ hội mới cho việc đầu tư, cho vay cũng như các hoạt động tài chính khác.

Mô hình DeFi có nhiều ưu điểm, mang đến lợi ích đáng kể cho người dùng

Mô hình DeFi có nhiều ưu điểm, mang đến lợi ích đáng kể cho người dùng

Một số hạn chế của mô hình DeFi

  • Hệ sinh thái mở DeFi có sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ nhưng cũng đi kèm với yêu cầu chuyên môn cao. Vì vậy khiến người dùng gặp khó khăn khi lựa chọn và sử dụng các ứng dụng nếu không có kiến thức.
  • Trong môi trường DeFi, người dùng phải tự chịu trách nhiệm về bảo mật và quản lý rủi ro của tài sản của mình. Nếu không có biện pháp bảo vệ đúng đắn, việc mất mát tài sản có thể xảy ra do các lỗ hổng bảo mật, tấn công hacker. Hay thậm chí là các sai sót trong giao dịch.
  • Do tính phân tán và không kiểm soát nên vẫn tồn tại một số dự án DeFi không đáng tin cậy hoặc mang tín lừa đảo, khiến người dùng mất tài sản.

Những dự án DeFi tốt nhất để đầu tư hiện nay

Coinbase DeFi: Coinbase Ventures có nhiều dự án DeFi nổi tiếng trên thị trường như COMP (Compound), RSR (Reserve), GRT (Graph), Near Protocol, CELO,…

Binance Smart Chain: BSC đã thu hút nhiều dự án DeFi từ tháng 9/2020 và đang phát triển mạnh mẽ. Các dự án như CAKE (Pancake Swap), SPARTA (Spartan Protocol), XVS (Venus) đang có sự tăng trưởng ấn tượng trên BSC.

Solana: Hệ sinh thái Solana đang phát triển đáng chú ý và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Đặc biệt, hướng tới việc cạnh tranh trực tiếp với Binance Smart Chain trong tương lai.

Ngoài ra, còn nhiều dự án DeFi khác hấp dẫn không kém như Uniswap, Aave, Compound, MakerDAO và Synthetix.

DeFi được đánh giá xu hướng mới và đầy tiềm năng trong lĩnh vực tài chính

DeFi được đánh giá xu hướng mới và đầy tiềm năng trong lĩnh vực tài chính

Tổng kết

Hệ sinh thái DeFi được đánh giá xu hướng mới và đầy tiềm năng trong lĩnh vực tài chính. Mong rằng những chia sẻ hôm nay đã giúp các bạn có được thông tin bổ ích về DeFi và có quyết định tham gia đầu tư cho riêng mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *