Top cách lừa đảo trên tiền ảo trader nên biết để tránh

Thị trường Crypto – tiền ảo – vốn rất nhiều tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa rủi ro cao. Dưới đây, Tiền ảo CFD sẽ thống kê chi tiết top cách lừa đảo trên tiền ảo mới nhất. Trader nên lưu ý thận trọng để không bị lừa gạt, đảm bảo giao dịch an toàn trong mọi trường hợp.

Top cách lừa đảo trên tiền ảo phổ biến khiến nhiều trader sập bẫy

Lừa đảo trong crypto đã có mặt song song với quá trình phát triển của sản phẩm tài chính này. Cùng với thời gian và sự phát triển công nghệ, các chiêu trò, mánh khóe lừa đảo cũng ngày càng phát triển tinh vi hơn. Dưới đây là những trò lừa đảo tiền ảo phổ biến nhất trong giai đoạn công nghệ số:

Đầu tư tiền ảo

Những kẻ lừa đảo sẽ đóng vai trò là những nhà quản lý đầu tư giàu kinh nghiệm. Họ tạo group với số lượng lớn, khẳng định đã thu hút hàng triệu nhà đầu tư tham gia kiếm tiền. Họ hứa hẹn mang đến cho nhà đầu tư những khoản lợi nhuận hấp dẫn nhất. Vì ham lợi nhuận, lười biến đầu tư, nhiều trader đã sập bẫy và kết cục là mất tiền oan uổng. 

Giả mạo email, website sàn giao dịch

Đây cũng là chiêu trò lừa đảo phổ biến trong thị trường này. Nó đã được cảnh báo rất nhiều nhưng thực tế là nhiều người vẫn sập bẫy và hàng năm có đến hàng triệu USD bị đánh cắp thông qua chiêu thức này. 

Những kẻ lừa đảo sẽ mạo danh email hoặc website sàn giao dịch. Những cái tên na ná nhau khiến trader mất cảnh giác và truy cập vào các link đó, cung cấp tài khoản ví, mật khẩu cho chúng. Khi khóa riêng của ví kỹ thuật số bị đánh cắp, tất yếu trader sẽ mất quyền kiểm soát duy nhất với tài khoản của mình. 

Bơm tiền vào dự án

Kế hoạch bơm tiền vào dự án thường xảy ra với những đồng coin hoặc token mới. Những kẻ lừa đảo liên tục bơm tiền vào mua coin, quảng bá nó rầm rộ. Điều này khiến giá trị đồng coin đó tăng đột biến, tạo tâm lý FOMO trong cộng đồng các nhà đầu tư. Với tâm lý sợ bỏ lỡ, rất nhiều trader cũng bị cuốn vào và khát khao sở hữu đồng coin đó. 

Lúc này, những kẻ lừa đảo sẽ bán hết tất cả những cổ phần họ nắm giữ với giá cao ngất. Sau đó, họ gom hết tiền của trader và lặng lẽ biến mất. Lúc này, giá trị đồng coin đó bắt đầu giảm thảm hại, trader sẽ chỉ sở hữu những đồng coin vô giá trị. 

Những kẻ lừa đảo bơm tiền vào dự án để trader cảm thấy nôn nóng muốn đầu tư

Những kẻ lừa đảo bơm tiền vào dự án để trader cảm thấy nôn nóng muốn đầu tư

Lừa đảo kéo thảm

Cách này cũng tương tự như cách bơm tiền vào dự án. Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo thay vì bỏ tiền mua coin của chính chúng tạo ra thì chúng sẽ thổi phồng dự án, marketing rầm rộ để thu hút nguồn tài trợ. Khi các nhà đầu tư cảm thấy đây là một dự án chất lượng, uy tín và bắt đầu rót tiền vào, chúng sẽ biến mất cùng với số vốn đó. Với các khoản đầu tư này, chúng sẽ nhúng mã hóa vào khiến trader không thể bán được đồng coin đó sau khi chúng biến mất. Như vậy, khoản đầu tư sẽ vô dụng, tiền sẽ bị mất không dấu vết. 

Dự án giả mạo

Đây cũng là một trong những top cách lừa đảo phổ biến. Bằng việc tạo ra một dự án ICO giả mạo, các nhà đầu tư sẽ bỏ tiền mua coin. Sau khi kẻ lừa đảo ôm tiền chạy, dự án cũng được chứng minh là không tồn tại. 

Dùng AI để lừa đảo

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì các chiêu trò lừa đảo với AI ngày càng trở nên phổ biến. Kẻ lừa đảo sử dụng chatbot AI để tương tác với người dùng. Chúng xác nhận với người dùng các mã thông báo lừa đảo, hướng dẫn người dùng thực hiện theo phương thức đó. 

Các thông báo này hướng nhà đầu tư tin tưởng vào một triển vọng sinh lời hấp dẫn. Sau khi gom đủ số lượng, chúng bán tháo đồng coin của chúng để thu tiền và biến mất.

Dùng AI để lừa đảo là chiêu trò phổ biến trong bối cảnh công nghệ phát triển

Dùng AI để lừa đảo là chiêu trò phổ biến trong bối cảnh công nghệ phát triển

Điểm danh những vụ lừa đảo tiền ảo mới nhất

Theo thống kê, năm 2022, tổng cộng các nhà đầu tư đã bị lừa đến 139 triệu USD thông qua không gian mạng. Trong năm 2023, con số này tăng lên đến gần 200 triệu USD, phát ra hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng về nguy cơ lừa đảo trên thị trường. 

Theo Harry Denley, giám đốc an ninh của MyCrypto, Việt Nam chiếm tới 8% tổng số vụ lừa đảo tiền ảo toàn cầu. Điều này có nghĩa là các trader Việt Nam luôn là nạn nhân nằm trong tầm ngắm của các kẻ lừa đảo. Do đó, bất cứ trader nào cũng phải thực sự cảnh giác để tránh nguy cơ, đảm bảo an toàn khi giao dịch kiếm tiền cùng Crypto. 

Dưới đây là 1 số vụ lừa đảo tiền điện tử quy mô lớn, mời các bạn tham khảo:

Lừa đảo mã Bitcoin 2022

Năm 2022, trang web Mã Bitcoin đã xuất hiện và tuyên bố các nhà đầu tư có thể kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ nếu đầu tư vào hoạt động khai thác Bitcoin của họ. Kẻ lừa đảo đã tạo ra một địa chỉ Bitcoin để các nhà đầu tư gửi tiền vào. Tuy nhiên, họ lại chiếm quyền kiểm soát địa chỉ đó nên tiền chỉ có vào mà không có ra.  

BitConnect Ponzi 2018

Với vụ lừa này, tổng đã có hơn 4 triệu USD bị biến mất và vĩnh viễn các nhà đầu tư không thể lấy lại được. Bitconnect là một nền tảng đầu tư tiền điện tử đầy hứa hẹn với các thông tin lợi nhuận trên trời. Tuy nhiên, bản chất của nó lại là một kế hoạch Ponzi và nó đã bị sụp năm 2018 sau khi cuỗm đi số tiền lớn. 

Hơn 4 triệu USD đã biến mất cùng với vụ lừa đảo Bitconnect

Hơn 4 triệu USD đã biến mất cùng với vụ lừa đảo Bitconnect

Đầu tư trung tâm 2020

Đánh vào tâm lý ham lãi suất cao của người dùng, đề án đầu tư trung tâm này đã hứa hẹn chi trả lãi suất đến 1,000%/ năm cho nhà đầu tư. Kết quả là nó đã huy động được 4 triệu USD. Năm 2020, đề án bị phát hiện và bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đóng cửa. 

Ponzi PlusToken 2019

Đây là một ứng dụng ví tiền điện tử với chiêu trò lãi suất cao khi gửi tiền tại đây. Nhưng bản chất của nó là một kế hoạch Ponzi được thiết lập vô cùng tinh vi. Trước khi bị sụp đổ vào năm 2019, nó đã chiếm đoạt đến hơn 2 tỷ USD. 

WannaCry –  Mã độc tống tiền 2017

Tháng 4/2017 là một thảm họa của Bitcoin khi các nạn nhân đã bị kẻ lừa đảo dùng mã độc tống tiền. Chúng dùng các tập tin mã hóa lừa đảo, người dùng phải thanh toán bằng Bitcoin để giải mã tệp. Các nạn nhân phải chi trả tiền chuộc để chúng mở khóa nhưng chúng không thực hiện. Kết quả, đã có đến hơn 8 tỷ USD đã bị chúng cuỗm mất. 

Mã độc Wanna Cry đã chiếm đoạt hơn 8 tỷ USD của hàng chục nghìn nạn nhân

Mã độc Wanna Cry đã chiếm đoạt hơn 8 tỷ USD của hàng chục nghìn nạn nhân

Ponzi GainBitcoin 2018

Đây là một vụ lừa đảo lớn xảy ra tại Ấn Độ. Amit Bhardwaj – Một thương gia của nước này đã sử dụng mô hình Ponzi để lừa đảo hơn 8000 người. Bằng cách tạo nên một vụ lừa đa cấp để thao túng các nhà đầu tư bỏ tiền thu lợi nhuận, anh ta đã cam kết mức lãi suất đến 10% cho các nhà đầu tư. Và chỉ trong 18 tháng, những kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt số tiền lên đến 2,000 INR Crore (Gần 250 triệu USD).

Làm thế nào để tránh nguy cơ lừa đảo khi đầu tư Crypto?

Lừa đảo trong thị trường crypto ngày càng được che lấp bởi các mánh khóe tinh vi hơn. Chính vì điều này, để đảm bảo an toàn trong quá trình đầu tư, trader cần lưu ý:

Không tin vào lãi suất cao

Sẽ không có miếng bánh nào thật thơm thật ngọt mà không có nhiều đường. Muốn giàu nhanh với Crypto chỉ trong một đêm là điều không tưởng. Và sẽ chẳng có nhà đầu tư chuyên nghiệp nào dám khẳng định mọi giao dịch của họ đều thắng lợi. 

Do đó, đừng bao giờ tin tưởng vào các chiêu trò dẫn dụ lãi suất cao. Đó có thể là một chiêu thức lừa đảo tinh vi đánh vào lòng tham và sự lười biếng giao dịch của bạn. 

Dự án thiếu thông tin sẽ là dự án thiếu uy tín

Khi được giới thiệu bất cứ một dự án tiền ảo nào, trader cũng cần phải tìm hiểu các thông tin chi tiết của nó:

  • Định hướng phát triển sản phẩm
  • Nền tảng công nghệ
  • Thông tin về đội ngũ sáng lập

Nếu các thông tin này thiếu minh bạch rõ ràng thì đích thị dự án cũng sẽ thiếu uy tín và không đáng tin cậy. 

Không truy cập vào những đường link lạ

Hãy cảnh giác khi ai đó mời bạn truy cập vào đường link lạ. Hãy đề cao cảnh giác với những email, hoặc các tin nhắn truyền thông xã hội. Cũng đừng nôn nóng trước các thông tin mời chào, thúc đẩy đầu tư. Kẻ lừa đảo có thể lợi dụng tâm lý nôn nóng, tâm lý sợ bỏ lỡ của bạn để đưa bạn vào tròng. 

Thận trọng trong từng kế hoạch giao dịch để đảm bảo an toàn tối đa

Thận trọng trong từng kế hoạch giao dịch để đảm bảo an toàn tối đa

Kiểm tra trang web của sàn giao dịch trước khi đầu tư

Hãy đảm bảo trang web mà bạn đang giao dịch là trang web hợp pháp của sàn. Trang web đó phải được bảo mật bằng mã hóa SSL. Đôi khi chỉ một vài ký tự khác biệt trong tên miền mà bạn không để ý đã dẫn bạn đến một đường link lạ. Lúc đó bạn nhập thông tin tài khoản và mật khẩu sẽ ngay lập tức bị đánh cắp tài khoản và mất tiền oan uổng. 

Không cung cấp thông tin tài khoản cho bất cứ ai

Thông tin tài khoản của bạn là bảo mật và mỗi ví điện tử sẽ có mã khóa riêng duy nhất. Sẽ không có bất cứ sàn giao dịch nào yêu cầu bạn phải cung cấp thông tin mật khẩu tài khoản. Vì vậy, việc để lộ thông tin tài khoản là một rủi ro lớn. 

Cũng tương tự, chỉ nên gửi tiền đến người, đến nền tảng đầu tư mà bạn tin tưởng và biết rõ về họ. Mọi sự thận trọng trong tài khoản của bạn chính là cách mà bạn đang bảo vệ mình trước tình hình an ninh mạng hiện tại. 

Báo cáo và cảnh báo người dùng khi phát hiện lừa đảo

Và điều cuối cùng, khi phát hiện lừa đảo bạn hãy báo cáo ngay. Cũng nên phát cảnh báo với những nhà đầu tư khác để họ biết mà tránh. Khi cộng đồng cùng chung tay thì chắc chắn những kẻ lừa đảo càng ít cơ hội. Lúc đó, môi trường đầu tư cũng ngày càng trong lành, an toàn hơn. 

Những cách lừa đảo trên thị trường tiền ảo có thể là nguyên nhân khiến bạn mất trắng thành quả sau nhiều năm gầy dựng. Vì vậy, khi tham gia thị trường tiền ảo cũng như bất cứ thị trường nào, bạn phải tự bảo vệ mình trước khi chờ đợi người khác bảo vệ. Cách tốt nhất là hãy chọn các sàn giao dịch uy tín để tham gia đầu tư. 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *