Các quan điểm về cách quản lý tiền ảo thế giới và khuyến nghị tại Việt Nam

Giữa xu hướng công nghệ số phát triển ngày càng mạnh mẽ, tiền ảo, tiền điện tử cũng bùng nổ và phát triển nhanh chóng. Điều này khiến nhiều quốc gia cảm thấy lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, xây dựng khuôn khổ pháp lý. Hiện tại mặc dù chưa chấp nhận Bitcoin, nhưng Việt Nam cũng đang đặt vấn đề để có phương hướng giải quyết hiệu quả nếu có thay đổi trong tương lai.

Các loại tiền tệ trong thời đại công nghệ sao có gì?

Thế giới có một số thuật ngữ phổ biến về tiền, chẳng hạn tiền điện tử, tiền ảo, tiền di động, tiền kỹ thuật số,… Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhưng còn băn khoăn không biết các thuật ngữ này có giống nhau?

Tiền điện tử

Theo ECB (Ngân hàng TW châu Âu), tiền điện tử là giá trị của một đồng tiền được lưu trữ trên thiết bị điện tử. Chúng được sử dụng rộng rãi, lưu thông trong các giao dịch thanh toán cho những tổ chức khác mà không phải là tổ chức phát hành.

Còn theo BIS (Ngân hàng Thanh toán Quốc tế), khái niệm này chỉ tài sản được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước. Trong đó, những thông tin hoặc giá trị của chúng được bảo quản trên 1 thiết bị điện tử, thuộc sở hữu của người dùng.

Khái niệm tiền ảo

Tiền ảo lại là 1 loại tiền kỹ thuật số bên trong môi trường Internet, không chịu sự quản lý của bất kỳ ai. Chúng được phát hành bởi những đơn vị phát triển phần mềm, đồng thời cũng là người kiểm soát hệ thống.

ECB định nghĩa, tiền ảo được chấp nhận sử dụng và thanh toán giữa các thành viên với nhau. Điều kiện là các thành viên này đều thuộc cộng đồng ảo nhất định, nơi tạo ra đồng tiền đó.

Xem thêm: Đầu tư tiền ảo là gì?

Tiền mã hóa, kỹ thuật số

Loại đồng tiền này được tạo ra từ các thuật toán mã hóa phức tạp và chỉ được trao đổi, giao dịch trên Internet. Cũng như tiền ảo, tiền kỹ thuật số không chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

Tiền mã hóa chỉ do Ngân hàng TW trực tiếp phát hành ra nó quản lý, kiểm soát. Ví dụ như đồng tiền Bitcoin, Ethereum,… cũng được gọi là tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa có thể giao dịch hay dự trữ. 

Ngoài ra còn có một số loại tiền khác được gọi là tiền di động (Mobile Money). Nó được hiểu ngắn gọn là đồng tiền lưu thông trong các dịch vụ tài chính trên điện thoại di động. Chúng được các tổ chức nhà mạng cung ứng, phát hành giống như ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng.

cách quản lý tiền ảo thế giới

Tiền điện tử cũng có nhiều khái niệm đa dạng khác nhau

Quan điểm về Bitcoin và những điều kiện để trở thành phương tiện thanh toán

Theo số liệu thống kê năm 2021 của Tradingview, giữa hơn 800 loại tiền điện tử, Bitcoin là tiền tệ dẫn đầu. Nó chiếm tỷ lệ đến 62.09% giá trị vốn hóa trên thị trường tiền điện tử nói chung.

Trên thực tế, để trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến, Bitcoin phải đạt đủ những điều kiện sau đây:

  • Bitcoin đã là tiền pháp định, sở hữu đầy đủ 3 chức năng bao gồm dự trữ, trao đổi và hạch toán. Bên cạnh đó, Bitcoin cũng phải thể hiện được dưới hình thức tiền pháp định của một số quốc gia như VND, USD, SGD,…
  • Bitcoin phải được Ngân hàng TW đảm bảo có cơ chế bằng những tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng TW. Trong khi đó, các tổ chức phi ngân hàng tạo ra Bitcoin phải được đảm bảo bằng cơ chế ký quỹ với 1 tỷ lệ nhất định.

Quan điểm của các tổ chức quốc tế quản lý tiền ảo thế giới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt vấn đề tiền điện tử, kỹ thuật số có thể gây ra nhiều rủi ro trong quá trình ứng dụng. Song song đó, Hội đồng ổn định tài chính Quốc tế (FSB) lại cho rằng, các đồng tiền này hiện tại vẫn chưa thể thay thế cho phương thức thanh toán truyền thống.

Việc sử dụng của nó còn rất hạn chế đối với nền kinh tế thế giới cũng như nhiều giao dịch tài chính. Tuy nhiên nếu có ý định sử dụng rộng rãi, thì các nhà quản lý cần tính toán đến việc phối hợp quốc tế với nhau trong việc quản lý chúng.

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho rằng, các loại tiền kỹ thuật số và công nghệ tạo chuỗi khối mã hóa Blockchain cơ bản đều tiềm ẩn nhiều cơ hội cũng như rủi ro. Vì vậy, chúng cũng hoàn toàn xứng đáng để được nghiên cứu ứng dụng trong thị trường thanh toán dịch vụ, trao đổi, mua bán, đầu tư.

Đương nhiên, BIS cũng khẳng định các quốc gia cần tăng cường phối hợp để giảm thiểu rủi ro và gian lận qua không gian mạng. Như vậy có thể thấy những quan điểm này được chia thành 2 nhóm chính như sau:

  • Nhóm các nước quan điểm dung hòa: chiếm số lượng đông nhất. Đây là những quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin, họ không cấm đoán tiêu cực nhưng yêu cầu phải có chính sách truy thu thế và biện pháp giám sát, giảm thiểu khả năng buôn lậu, rửa tiền. Chẳng hạn như: Nhật Bản, Australia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Philippines,…
  • Nhóm từ chối: chiếm số lượng ít, dù không cấm nhưng cũng không coi là hành vi bất hợp pháp. Các cơ quan chính phủ của các quốc gia này có quan điểm thiếu thiện cảm với Bitcoin. Tiêu biểu như: Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ và nhiều nước khu vực Nam Á, Trung Đông,…
  • Nhóm triệt để không sử dụng: hiện có 6 quốc gia thuộc nhóm này bao gồm Việt Nam, Iceland, Bolivia, Ecuador, Bangladesh và Kyrgyzstan. Lý do họ cấm triệt để là vì muốn bảo hộ đồng tiền quốc gia của họ. Tuy nhiên các mức độ cấm hoàn toàn không giống nhau.

Trong khi Iceland cấm mua tiền điện tử nhưng không cấm đào tiền thì Việt Nam không coi nó là phương tiện thanh toán hợp pháp cho phép phát hành, cung cứng. Thậm chí bạn còn có thể bị xử phạt hành chính từ 150 – 200 triệu đồng nếu giao dịch với đồng tiền này (Bộ luật Hình sự năm 2015 ban hành).

Top ví tiền điện tử: 10 ví tiền ảo tốt nhất 2024 nên dùng

Những khuyến nghị cách quản lý tiền ảo thế giới tại Việt Nam

Việt Nam còn đang lo ngại việc thanh toán không sử dụng tiền mặt sẽ gặp nhiều tác động tiêu cực, rủi ro. Tuy nhiên nếu trong thời gian tới có ý định chấp nhận đồng tiền này, thì dưới đây là một số khuyến nghị:

  • Đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp lý trong việc quản lý tiền điện tử trong nước.
  • Thay vì tập trung thắt chặt, Việt Nam nên tận dụng thế mạnh công nghệ đằng sau để phát triển tiền điện tử hơn.
  • Ngoài ra, Việt Nam cũng nên có chính sách nâng cao cơ sở hạ tầng cho ngành công nghệ thông tin. Cụ thể như tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực quản lý tài chính tại Việt Nam, nâng cao nhận thức của người dân về bản chất của Bitcoin cũng như nhiều loại tiền khác.
  • Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho người dân nhằm cảnh giác khi được mời chào tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử không chính đáng.
  • Dĩ nhiên, Việt Nam cũng nên đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường thêm những biện pháp giám sát, quản lý tiền điện tử xuyên biên giới.
cách quản lý tiền ảo thế giới

Việt Nam nên có biện pháp giám sát, cách quản lý tiền ảo thế giới trong tương lai

Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về Bitcoin cũng như hiểu thêm về cách quản lý tiền ảo thế giới

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *